Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Ma-ni-la, Phi-líp-pin, các Nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực. Với tinh thần đó, ASEAN đã tiến hành một nghiên cứu nhằm đánh giá sự sẵn sàng của ASEAN nói chung và các nước thành viên ASEAN (AMS) nói riêng trong bối cảnh của CMCN 4.0 hiện nay.

Theo báo cáo đánh giá này, CMCN 4.0 đã mang lại những thay đổi chưa từng có trong tiền lệ, trong đó nổi bật là sự biến đổi nhanh chóng và không thể đảo ngược về phương thức sản xuất, phương thức làm việc, cách sống và quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các đối tượng trong xã hội. CMCN 4.0 được hỗ trợ và thúc đẩy bởi các công nghệ mới như: Phân tích dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất tiên tiến, in 3D, kết nối Internet vạn vật (IoT), sổ kế toán điện tử, phương tiện tự hành v.v. Do đó, CMCN 4.0 đặt ra các cơ hội mới cũng như nhiều thách thức, đòi hỏi các nước ASEAN phải thay đổi cũng như cải thiện mô hình chính sách, quản trị và các quy định pháp luật.

Báo cáo cũng cho rằng, với nền kinh tế internet và kỹ thuật số đang phát triển tại 6 thị trường lớn nhất trong và ngoài khu vực: Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Thái Lan và Việt Nam ước tính đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2025, đạt khoảng 50 tỷ USD vào năm 2017 và sự tăng nhanh số lượng người dùng Internet, cũng như số lượng người đang và sẽ sử dụng điện thoại thông minh, với lượng dân số vừa trẻ, vừa đông, với trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình tăng nhanh, CMCN 4.0 chắc chắn đang và sẽ là cơ hội lớn đối với các nước ASEAN trong quá trình tận dụng công nghệ mới để phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế và con người. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng, các công nghệ mới của thời đại 4.0 không chỉ mang lại nhiều cơ hội mới, mà còn tiềm ẩn nhiều thách thức mới, đòi hỏi các nước cần thận trọng và có những chính sách phù hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của mình.

Ở cấp độ quốc gia, các nước ASEAN cần giải quyết các vấn đề về phân phối lợi ích công bằng, đảm bảo con người vừa đảm bảo vai trò dẫn đầu, vừa là trung tâm của CMCN 4.0, sự cần thiết phải bảo mật dữ liệu và an ninh mạng, cạnh tranh, tiêu chuẩn và tương tác về đạo đức xã hội và môi trường để tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực của thời đại 4.0.

Kế hoạch Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) năm 2025 đã đề ra các sáng kiến quan trọng, liên quan mật thiết đến nền kỹ thuật số của CMCN 4.0, việc bảo vệ người tiêu dùng, xu hướng công nghệ siêu lớn toàn cầu và các vấn đề liên quan đến thương mại mới nổi, thương mại điện tử, tăng cường hợp tác sở hữu trí tuệ, tăng cường năng suất, đổi mới, nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa công nghệ, đổi mới công nghệ thông tin (ICT). Ngoài ra, ASEAN cũng có các chương trình, quy hoạch chuyên ngành cho hợp tác nền kỹ thuật số trong ASEAN như Quy hoạch tổng thể về Công nghệ thông tin ASEAN đến năm 2020, Chương trình làm việc ASEAN về Thương mại điện tử 2017-2025, Kế hoạch hành động về khoa học, công nghệ và đổi mới ASEAN (APASTI) 2016-2025, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN 2025...

Theo đánh giá mới nhất, các nước ASEAN đã đạt nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực đổi mới và trình độ công nghệ; tuy ở mức độ không đồng đều và được thực hiện theo các cách thức khác nhau, chẳng hạn trong vấn đề băng thông rộng, công nghệ 4G, nghiên cứu và phát triển (R& D), bằng sáng chế và bảo mật mạng. Khoảng cách về vốn nhân lực giữa và trong các nước ASEAN vẫn còn tồn tại đáng kể. Do vậy, báo cáo cho rằng, các lĩnh vực cần chú trọng để nâng cao mức độ sẵn sàng ASEAN cho CMCN4.0 theo từng nước ASEAN riêng lẻ cũng như ở cấp khu vực, bao gồm:

(i) Đảm bảo cơ sở hạ tầng vững chắc: bao gồm kết nối về băng thông rộng và tiên tiến, bên cạnh kết nối hệ thống cảng biển và đường bộ, kết nối về vốn, khung pháp lý, đổi mới công nghệ, và tăng trưởng toàn diện bền vững, Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025;

(ii) Cải thiện khung pháp lý: Nguyên tắc chung về thực hành quản lý tốt (GRP), các sáng kiến về Thành phố thông minh, Vườn ươm sáng tạo, Nông nghiệp 4.0, ASEAN TVET 4.0, FinTech, phát triển in AI và 3D trong ngành y tế, Hệ thống Thống kê Cộng đồng ASEAN (ACSS), Kho lưu trữ thương mại ASEAN (ATR) kết nối Kho lưu trữ thương mại quốc gia (NTR) của 10 nước ASEAN, Cơ chế Giải quyết Tranh chấp Thương mại, Dịch vụ và Đầu tư ASEAN (ASSIST);

(iii) Giải quyết các nhu cầu về phát triển kỹ năng: ASEAN đang triển khai việc tiến hành dịch các tài liệu học tập có thể truy cập trực tuyến, tăng cường các khóa học trực tuyến mở và các tài nguyên giáo dục mở v.v.

(iv) Tăng cường sự tham gia của các bên có liên quan: Chú trọng tầm quan trọng của “Vai trò tăng cường của khu vực tư nhân”, đẩy mạnh “Quan hệ đối tác công tư”.

(v) Tăng cường hợp tác khu vực và phối hợp các trụ cột của ASEAN, tập trung vào 03 nội dung:

- Phối hợp giữa các lĩnh vực then chốt, bao gồm các lĩnh vực của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như: khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, bảo vệ người tiêu dùng, MSMEs; và các lĩnh vực an sinh xã hội như: lao động, tăng cường giáo dục và an ninh mạng;

- Phối hợp giữa các cơ quan liên quan của ASEAN như Nhóm đặc trách cấp cao về kinh tế (HTLF-EI), Hội nghị quan chức cao cấp Kinh tế (SEOM), Ủy ban Khoa học và Công nghệ (COST), Nhóm công tác về hợp tác sở hữu trí tuệ ASEAN (AWGIPC), Ủy ban điều phối ASEAN về Thương mại điện tử (ACCEC), Ủy ban điều phối ASEAN về MSME (ACCMSME), Hội nghị quan chức cấp cao về năng lượng ASEAN (SOME) ), Ủy ban bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP), Hội nghị Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương và Tài chính ASEAN (AFDM), cũng như Hội nghị Quan chức cao cấp phụ trách Văn hóa - Xã hội của ASEAN (SOCA), Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Giáo dục (SOM ‐ ED), Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về Lao động (SLOM), Hội nghị các Quan chức cao cấp ASEAN (SOM), Hội nghị SOM về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) và Ủy ban điều phối ASEAN về Kết nối (ACCC), Uỷ ban toàn thể Cộng đồng kinh tế ASEAN (CoW), Hội nghị điều phối về Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (SOC ‐ COM) và Hội nghị điều phối Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (ASCCO), Cuộc họp Tham vấn chung (JCM), Đại diện thường trực Quốc gia (CPR),…

Mặc dù được xếp trong nhóm các Thành viên mới của ASEAN (gồm: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào và My-an-ma, gọi tắt là các nước CLMV), Việt Nam cũng đã bắt đầu chú trọng nâng cao năng lực chuẩn bị cho CMCN 4.0. Ngày 05 tháng 5 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT‐TTg về tăng cường khả năng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ thị 16 yêu cầu các cấp chính quyền tập trung vào những việc quan trọng sau: (i) phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ICT; (ii) cải thiện môi trường kinh doanh cạnh tranh; (iii) đề xuất, xây dựng và đánh giá các chiến lược và kế hoạch hành động phù hợp với CMCN 4.0; (iv) thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; (v) thay đổi chính sách, nội dung và phương pháp giáo dục và dạy nghề để tạo ra nguồn nhân lực có khả năng theo xu hướng sản xuất công nghệ mới; và (vi) nâng cao nhận thức của lãnh đạo cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và xã hội về CMCN 4.0. Theo đó, Nạp Tiền 188bet cũng đã ban hành Quyết định số 4246/QĐ-BCT, ngày 10/11/2017 nhằm thực hiện Chỉ thị 16/CT‐TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo công nghệ tài chính (Fintech). Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 844/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2016 về dự án hỗ trợ hệ sinh thái khởi động và đổi mới quốc gia vào năm 2025, Kế hoạch băng thông rộng 2020 để phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, thúc đẩy sử dụng CNTT cho Chính phủ điện tử, thương mại điện tử và phòng chống thiên tai. Kế hoạch này nhằm mục đích mở rộng phạm vi phủ sóng để 95% các khu vực sinh sống của đất nước được bao phủ bởi mạng 3G/4G cũng như kết nối Internet băng thông rộng cố định với 40% hộ gia đình và thuê bao cá nhân. Năm 2015, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học Công nghệ (NATEC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), đã tổ chức TECHFEST để tập hợp các nhà phát minh, doanh nhân, nhà đầu tư, chuyên gia công nghệ và truyền thông. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã thành lập Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (NATIF) với số vốn 47 triệu USD, với một nửa số vốn được phân bổ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Việt Nam cũng đã hợp tác với chính phủ các nước Phần Lan, Đức, Ốt-xtrây-li-a, UNICEF, Ngân hàng Thế giới (WB) để thí điểm các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo công nghệ và phát triển doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, sản xuất.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website