Mời tham gia Đoàn giao thương, xúc tiến thương mại tạiThổ Nhĩ Kỳ và I-ran
Thông tin về đoàn giao thương thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia 2017 dự kiến tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ và I-ran như sau:
1. Mục tiêu: Tìm kiếm đối tác bạn hàng, đẩy mạnh hoạt động giao thương, giao dịch ký kết hợp đồng, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, mở rộng hợp tác kinh doanh trong một số lĩnh vực ngành hàng tại các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và I-ran.
2. Quy mô: Từ 16-18 doanh nghiệp.
3. Thời gian: Dự kiến từ ngày 11-19/11/2017.
4. Địa điểm: thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và thành phố Tehran, I-ran.
5. Ngành hàng: Đa ngành; ưu tiên các mặt hàng nông lâm thủy hải sản các loại (gạo, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, gia vị, cao su tự nhiên, chè, quế...), dệt may (xơ sợi, vải dệt, may mặc...), giày dép, sản phẩm sữa các loại, sảm phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, hàng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, mây tre đan, nội thất, túi xách ô dù...), điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử....
6. Đối tượng tham gia: Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, có nhu cầu và quan tâm tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ và I-ran.
7. Tiêu chí lựa chọn: Các doanh nghiệp có quy mô và năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp trong thực tế; có ngành hàng kinh doanh phù hợp với Đề án tổ chức chương trình xúc tiến thương mại; gửi hồ sơ đúng hạn, đầy đủ, hợp lệ; theo thứ tự thời hạn đăng ký hồ sơ.
8. Nội dung hoạt động chính: Tổ chức và tham dự hội thảo doanh nghiệp tại 02 thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ và thành phố Tehran, I-ran; Khảo sát và nghiên cứu thị trường; Tham quan, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, giao dịch tại hội chợ, triển lãm diễn ra tại mỗi thành phố; Trực tiếp gặp gỡ đối tác, tiến hành các hoạt động giao thương, ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh doanh, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa…
9. Chi phí tham dự: Doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi cho 01 cán bộ/01doanh nghiệp, chi phí tổ chức và tham dự các hội thảo doanh nghiệp tại Istanbul và Tehran, chi phí gian hàng trưng bày và giới thiệu hàng hóa và giao dịch tại các sự kiện thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ. Các chi phí khác do doanh nghiệp tự chi trả (lệ phí visa, tiền khách sạn, tiền ăn uống, xe ôtô đi lại, vé tham dự triển lãm… ).
10. Các nghĩa vụ khi tham gia chương trình: Trong trường hợp được lựa chọn tham gia chương trình, doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các hướng dẫn của Ban Tổ chức. Doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình nhưng sau đó xin rút không tham dự phải chịu trách nhiệm về các chi phí thiệt hại phát sinh ảnh hưởng đến chương trình.
11. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình: (i) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản chính và đóng dấu của doanh nghiệp), (ii) Bản đăng ký tham gia Chương trình đóng dấu của doanh nghiệp (theo mẫu gửi kèm), (iii) Quyết định của doanh nghiệp cử nhân sự tham gia chương trình (bản chính), trong đó ghi rõ chi phí vé máy bay khứ hồi do nhà nước đài thọ (trong trường hợp doanh nghiệp được lựa chọn) và các chi phí còn lại do doanh nghiệp chi trả, (iv) Bản photo hộ chiếu (trang có ảnh và thông tin cá nhân) của người tham gia dự kiến tham gia chương trình (lưu ý, hộ chiếu còn hạn ít nhất 06 tháng), (v) 06 ảnh 4x6 (nền trắng) của cán bộ dự kiến tham gia, (vi) Tiền đặt cọc thuê khách sạn và lệ phí visa tại 02 nước là 600 USD.
12. Thời hạn đăng ký tham gia: trước ngày 30/9/2017.
Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ về:
Tên đơn vị: Vụ Thị trường Châu Á – Châu Phi – Nạp Tiền 188bet
Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Người liên hệ: chị Phạm Xuân Trang
Điện thoại: 04 22205410; Di động: 0934442626
Email: [email protected]
Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường lớn (dân số khoảng trên 80 triệu người), quy mô hoạt động ngoại thương sôi động, có vị trí chiến lược trên con đường giao thương giữa ba Châu lục Á-Âu-Phi. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 Châu Âu, thứ 16 thế giới và thuộc tốp 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới xét theo PPP. Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đạt 341,2 tỷ USD (xuất khẩu đạt 142,6 tỷ USD và nhập khẩu đạt 198,6 tỷ USD). Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt kế hoạch phấn đấu nằm trong danh sách 10 nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới với kim ngạch trao đổi thương mại dự kiến năm 2023 đạt 1.125 tỷ USD. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm: điện thoại các loại và linh kiện; sản phẩm điện tử; sợi, vải, hàng may mặc; cao su; giày dép; máy móc, thiết bị, phụ tùng; sữa và sản phẩm sữa, hạt tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ… Các mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng; vải; tân dược; sản phẩm hóa chất; nguyên phụ liệu dệt may; nguyên liệu thuốc lá; quặng kim loại; sản phẩm thép; đường; dây cáp điện, đồ điện; hàng điện lạnh.... Tiềm năng phát triển về thương mại giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn còn rất lớn. Hai nước đã đặt mục tiêu phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều lên đạt 4 tỷ USD vào năm 2020. Với dân số trên 83 triệu người, GDP đạt khoảng 412 tỷ USD vào năm 2016, I-ran là thị trường lớn ở khu vực Trung Đông. Trước đây, do tình hình tại I-ran có diễn biến nhạy cảm nên trao đổi thương mại giữa Việt Nam và I-ran bị hạn chế. Hiện nay, tình hình tại I-ran đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong chính sách đối ngoại. Trong thời gian gần đây, hai nước đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại song phương. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2016 đạt 117 triệu USD (trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 87 triệu USD và nhập khẩu đạt 30 triệu USD). Trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với I-ran, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các loại nông thủy sản như: hạt tiêu, hạt điều, chè, cà phê, hải sản, ngoài ra là một số mặt hàng cao su tự nhiên, máy tính và linh kiện điện tử, móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng... và nhập khẩu các mặt hàng như sản phẩm dầu mỏ, chất dẻo, kim loại thường, tân dược... Tiềm năng trao đổi thương mại giữa hai nước vẫn còn lớn (nhất là đối với các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nông lâm thủy hải sản các loại, sản phẩm dệt may, sản phẩm đồ gỗ, máy tính, sản phẩm điện tử, hàng tiêu dùng...) và lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất đặt mục tiêu đưa kim ngach thương mại song phương lên 2 tỷ USD trong 5 năm tới. |