Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Mời doanh nghiệp tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với I-xra-en và Xlô-va-ki-a

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sang thăm chính thức Nhà nước I-xra-en dự kiến trong 2 ngày 01 và 02/12/2015 và thăm chính thức Xlô-va-ki-a trong hai ngày 04 và 05/15/2015.

Trong khuôn khổ của chuyến thăm, nhằm tăng cường quan hệ và thúc đẩy hợp tác kinh tế - đầu tư giữa Việt Nam và các nước nói trên, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế tại I-xra-en và Xlô-va-ki-a với các chủ đề tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của hai nước này như: nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng, viễn thông, công nghiệp phụ trợ, y tế, bất động sản, lao động và dự kiến quy mô khoảng 200 doanh nghiệp tham dự tại mỗi nước.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – I-xra-en

I-xra-en là nước có nền kinh tế phát triển, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). I-xra-en có thế mạnh trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, viễn thông, giáo dục đáo tạo, quản lý nước, hạ tầng, v.v…

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và I-xra-en trong thời gian qua phát triển tích cực. Kim ngạch trao đổi thương mại song phương tăng nhanh, từ mức hơn 200 triệu USD năm 2009 lên đến trên 1,0 tỉ USD năm 2014. 8 tháng đầu năm 2015, thương mại hai chiều đã đạt 1.114 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ (trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 400 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang I-xra-en gồm điện thoại di động và linh kiện, máy vi tính và linh kiện, giày dép các loại, thủy sản, dệt may, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, máy móc thiết bị. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ I-xra-en gồm: thiết bị điện tử, máy móc, phụ tùng, phân bón. Hai nước đang tiến tới khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, địa phương hai nước đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang hợp tác tích cực với các đối tác I-xra-en và đã đạt được kết quả khả quan như: TH Truemilk với dự án hợp tác chuyển giao công nghệ nuôi bò sữa và chế biến sữa; Tập đoàn Vingroup với dự án trồng rau sạch, VNPT, FPT với các dự án viễn thông, công nghệ thông tin.

Triển vọng hợp tác kinh tế Việt Nam – X lô-va-ki-a

So với các nước Trung Đông Âu mới gia nhập EU, Xlô-va-ki-a có nền kinh tế thị trường tiên tiến, tăng trưởng khá bền vững và thu nhập bình quân đầu người cao (năm 2014, tăng trưởng GDP đạt 2,4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 18.324 USD).

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Xlô-va-ki-a đang phát triển tốt đẹp. Kim ngạch hai chiều liên tục tăng, trong đó Việt Nam xuất siêu tuyệt đối. Tám tháng dầu năm 2015, kim ngạch hai chiều đạt 195 triệu USD. Xlô-va-ki-a hiện là nhà đầu tư lớn nhất khu vực Trung Đông Âu tại Việt Nam với 5 dự án (tổng vốn đăng ký 235 triệu USD), đầu tư của Việt Nam vào Xlô-va-ki-a đạt trên 300 triệu USD, trong đó dự án của FPT chiếm gần 300 triệu USD. X lô-va-ki-a quan tâm đến dự án ba bên Việt Nam – Lào – Xlô-va-ki-a xây dựng đường ống dẫn dầu Quảng Bình – Khăm Muộn và một số dự án hạ tầng cơ sở cho du lịch.

Một số lĩnh vực tiềm năng trong hợp tác với Xlô-va-ki-a: (i) Là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào EU, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, điện tử gia dụng; (ii) Hợp tác sản xuất linh kiện phụ trợ do Xlô-va-ki-a có nền công nghiệp lắp ráp ô tô phát triển; (iii) Có nền công nghiệp năng lượng phát triển (công nghệ nhiệt, thủy điện và điện hạt nhân); (iv) Đào tạo nghề; (v) Y tế, nông nghiệp, sản xuất rượu vang; (vi) Hạ tầng du lịch, bất động sản.

Tham gia Diễn đàn, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được cập nhật các thông tin về các dự án, tiềm năng hợp tác phát triển kinh doanh, được bố trí kết nối trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực có mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Việt Nam.

Các doanh nghiệp quan tâm, đề nghị liên hệ trực tiếp với Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì tổ chức các Diễn đàn nói trên để đăng ký tham dự và hỗ trợ các thủ tục cần thiết. Chi tiết xin liên hệ:

- Chị Nguyễn Hoàng Phương Ly, điện thoại 04 37993246 hoặc 0902083333, email: [email protected].

- Anh Kiều Mạnh Linh, điện thoại 04 37993246 hoặc 0934328881, email: [email protected].


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website