Kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia về nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn được hài hòa hóa trong khu vực ASEAN
Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chuẩn được hài hòa hóa trong khu vực ASEAN phục vụ công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh trong ngành công nghiệp cao su phù hợp với Lộ trình tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC Blueprint). Thuộc: Đề án "Thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015".
Mục tiêu chung của nhiệm vụ nhằm nghiên cứu qui trình chế tạo xúc tác kim loại quý mang trên chất nền đặc biệt graphen (loại vật liệu mới siêu mỏng, siêu phẳng, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt và có độ bền cao), ứng dụng làm xúc tác cho phản ứng oxi hóa, hydro hóa và trong pin nhiên liệu DMFC, nhằm góp phần hạ giá thành sản phẩm pin nhiên liệu nhờ giảm được lượng kim loại quí sử dụng trong pin. Cụ thể: Nghiên cứu làm chủ qui trình chế tạo graphen; Nghiên cứu làm chủ qui trình chế tạo xúc tác kim loại quí/graphen; Chế tạo được mô hình pin nhiên liệu DMFC sử dụng các điện cực có phủ xúc tác kim loại quí/graphen.
Chủ nhiệm nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Văn Chúc. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu. Tổng kinh phí thực hiện: 500 triệu đồng. Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 500 triệu đồng. Kinh phí từ nguồn khác: 0 triệu đồng. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng: Bắt đầu: 10/2013, Kết thúc: 12/2014. Thời gian thực hiện theo văn bản điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền (nếu có): từ 10/2013 đến 06/2015.
Hiệu quả của nhiệm vụ: Hài hòa tiêu chuẩn sẽ giúp chúng ta tiệm cận trình độ khoa học – công nghệ của TCQG với trình độ khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới được thể hiện trong các TCQT, TCKV và TCNN tiên tiến tương ứng. Thực hiện đề tài này đã giúp Cơ quan chủ trì có cơ hội tiếp cận với những nghiên cứu đạt trình độ quốc tế, đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu. Kết quả của đề tài sẽ giúp các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất để xuất khẩu có cơ hội tốt để tiếp cận thị trường nhập khẩu và hạn chế được rủi ro do hành hóa của họ không được chấp nhận vì không phù hợp với TC và các quy chuẩn kỹ thuật của các nước nhập khẩu. Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở cho các cơ quan nhà nước trong việc xem xét, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật của mình cho phù hợp với môi trường đầu tư theo hướng hấp dẫn hơn, bình đẳng hơn. Những tác động tích cực cơ bản của hài hòa tiêu chuẩn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia được đúc rút từ nội dung của các Hiệp định WTO/TBT và WTO/SPS và thực tiễn hài hòa tiêu chuẩn của nhiều quốc gia trên thế giới. Làm cho quá trình trao đổi thông tin về TC chất lượng nhanh hơn, giúp các nhà kinh doanh có định hướng tốt hơn trong chiến lược về sản phẩm; Thúc đẩy việc cải thiện và nâng cao chất lượng hàng hóa để tạo tiền đề cần thiết cho quá trình hài hòa TC tiếp tục; Tạo tiền đề cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình doanh nghiệp; Tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu xây dựng các TCQG khi đã có các TCQT, TCKV và TCNN tiên tiến tương ứng; Đạt được sự chấp nhận quốc tế đối với các giải pháp TCH được chấp nhận trong TCQG hài hòa theo nguyên tắc thuận – nghịch của hài hòa tiêu chuẩn; Đảm bảo được tính tương thích với yêu cầu kỹ thuận của các nước khác, từ đó sản xuát ra các sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài, v.v...
Chi tiết Báo cáo kết quả tự đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia xem tại đây.