Đăng ký đề xuất nhiệm vụ KHCN năm 2016 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020
Mục tiêu chính của nhiệm vụ nhằm tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng các công nghệ sinh học hiện đại trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; tiếp cận, làm chủ và phát triển nhanh công nghệ sinh học hiện đại để tạo ra các chủng vi sinh vật mới có chất lượng tốt, hiệu suất lên men cao và ổn định trong sản xuất ở quy mô công nghiệp; sản xuất và ứng dụng các loại enzym (bao gồm cả enzyme tái tổ hợp) phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến; Phát triển mạnh và bền vững ngành công nghệ sinh học phục vụ lĩnh vực công nghiệp chế biến; tạo lập thị trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hoá chủ lực của công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Tiếp tục đầu tư tăng cường tiềm lực (về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực) kết hợp khai thác có hiệu quả nguồn tiềm lực đã được đầu tư để phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, v.v...
Hồ sơ đăng ký đề xuất nhiệm vụ thực hiện trong kế hoạch năm 2016 thuộc Đề án gồm:
- Công văn đề xuất nhiệm vụ gửi theo đường công văn và file word của công văn đề xuất gửi đến địa chỉ email: [email protected].
- Bản đăng ký nhiệm vụ theo mẫu đính kèm (tại Phụ lục 2);
Thời hạn cuối cùng nhận Hồ sơ (Tại Văn phòng Bộ Công Thương): Ngày 16 tháng 3 năm 2015.
Nơi nhận Hồ sơ: Vụ Khoa học và Công nghệ, Nạp Tiền 188bet .
54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Trong quá trình lập Hồ sơ đăng ký đề xuất nhiệm vụ, nếu có vấn đề cần trợ giúp xin liên hệ với Tổ Giúp việc Ban Điều hành Đề án (ThS. Đặng Tất Thành, số điện thoại: 04. 22202412).
Nội dung chính của nhiệm vụ bao gồm:
Công nghệ vi sinh: Tiếp tục nghiên cứu tạo các chủng vi sinh vật có khả năng lên men đạt hiệu suất cao, chất lượng tốt và ổn định, ứng dụng trong sản xuất phục vụ nhu cầu công nghiệp chế biến; Đẩy mạnh việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ lên men; thiết kế và chế tạo thiết bị lên men (quy mô vừa và nhỏ) để sản xuất, chế biến thực phẩm (bia rượu, nước giải khát, nước chấm, thịt, cá và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, nguyên liệu hoá dược, hàng tiêu dùng... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường;
Công nghệ enzym và prôtein: Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ, thiết bị ứng dụng enzym (quy mô vừa và nhỏ) để sản xuất và chế biến thực phẩm (các loại đường, tinh bột, bia rượu, nước chấm, nước giải khát và các nông, lâm, thuỷ, hải sản khác), thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, nguyên liệu hoá dược, hàng tiêu dùng ... bảo đảm chất lượng ổn định và có sức cạnh tranh cao trên thị trường; Đẩy mạnh việc nghiên cứu hoàn thiên công nghệ, thiết bị để sản xuất thử nghiệm các chế phẩm enzym và protein (ở qui mô vừa và nhỏ) phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, các chất phụ gia, nguyên liệu hoá dược, hàng tiêu dùng, v.v...
Hợp tác quốc tế: Xây dựng và triển khai các chương trình, đề tài, dự án,... hợp tác quốc tế về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, gồm: Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gen để tạo các chủng vi sinh vật mới, có chất lượng tốt, ổn định, hiệu suất lên men cao đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của công nghiệp chế biến; Nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, các loại enzym (bao gồm cả enzyme tái tổ hợp), các loại prôtein phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến, v.v...
Chi tiết nhiệm vụ KHCN năm 2016 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực CNCB đến năm 2020 xem tại đây.