25/5/2020: Tiếp tục kiểm soát hàng giả, hàng nhái thị trường thiết bị vật tư y tế
Cụ thể, tại Cần Thơ, các siêu thị, cửa hàng tiện ích đáp ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường và đáp ứng đủ nhu cầu của người dân, giá bán các mặt hàng thiết yếu ổn định. Để tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho người dân trong việc mua sắm hàng hóa qua điện thoại, qua mạng, hạn chế đi lại, tập trung những nơi đông người, Sở Công Thương tỉnh Cần Thơ cung cấp danh sách, địa chỉ, website, số điện thoại của các siêu thị, trung tâm thương mại bán khẩu trang vải kháng khuẩn và các đơn vị bán hàng trực tuyến qua mạng để người dân liên hệ mua sắm
Bên cạnh đó, Tổng cục sẽ tiếp tục đôn đốc lực lượng QLTT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn, vật tư y tế.
Kết quả kiểm tra, xử lý
- Ngày 25/5/2020:
Trong kỳ báo cáo, không phát sinh số liệu kiểm tra, xử lý của lực lượng QLTT.
- Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 25/5/2020:
Số vụ kiểm tra, giám sát của lực lượng QLTT: 9.253
Số tiền xử phạt vi phạm hành chính: 4,83 tỷ đồng.
Điển hình vụ việc kiểm tra, xử lý công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cục QLTT Cần Thơ đã xử lý 91 vụ việc, phạt tiền 209,4 triệu đồng. Ngoài ra, các Đội QLTT phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức nắm tình hình, tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dụng cụ y tế; các mặt hàng nhu yếu phẩm (gạo, đường, sữa, trứng, dầu ăn, mì gói...); ký 468 bản cam kết thực hiện niêm yết giá hàng hóa và bán đúng giá niêm yết, không đầu cơ, găm hàng các mặt hàng chống dịch như: khẩu trang y tế, găng tay, bao tay, nước sát khuẩn, diệt trùng,….
Trong thời gian tới, Cục QLTT Cần Thơ tiếp tục yêu cầu các Đội QLTT giám sát chặt địa bàn, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch.