Chế biến và tiêu thụ tro xỉ thạch cao: Hướng tới phát triển bền vững
Hiệu quả cao từ sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng
Tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung và Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao do Bộ Xây dựng tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong những năm qua, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng không ngừng phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng từ 8-10% năm. Nhu cầu vật liệu xây cũng tăng qua các năm.
Trước tình hình đó, ngày 28/4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung (VLXKN) đến năm 2020. Quyết định với các mục tiêu cơ bản là phát triển sản xuất và sử dụng VLXKN để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường.
Để xử lý lượng tro, xỉ thải ra môi trường, ngày 12/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro xỉ thạch cao phát thải các nhà máy nhiệt điện, phân bón, hóa chất làm vật liệu xây dựng và sử dụng trong công trình xây dựng.
Sau 10 năm triển khai các nhiệm vụ được giao trong Quyết định 567 và thực hiện đề án, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, năng lực sản xuất VLXKN đạt 9,4 tỷ viên QTC/năm chiếm 30% tổng lượng gạch xây; công nghệ sản xuất VLXKN ngày càng hiện đại; chất lượng sản phẩm VLXKN ngày càng được nâng cao; chủng loại, mẫu mã sản phẩm VLXKN ngày càng phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp trong nước đã chủ động trong việc chế tạo các dây chuyền thiết bị sản xuất VLXKN với giá cạnh tranh với dây chuyền, thiết bị nhập khẩu.
Xác định xử lý tro, xỉ, thạch cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới phát triển bền vững, Công ty cổ phần DAP-Vinachem là một trong những doanh nghiệp tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, công ty đã chủ động tìm nhiều hướng đầu ra cho sản phẩm sau chế biến từ chất thải. Đối với hướng chế biến thạch cao PG làm phụ gia xi măng, công ty đã hợp tác thành lập Công ty CP Thạch cao Đình Vũ để xây dựng dây chuyền chế biến thạch cao làm phụ gia xi măng, nhà máy đã đi vào vận hành chính thức từ năm 2017 đến nay, với công suất thiết kế là 750.000 tấn/năm thạch cao dạng viên. Từ năm 2017 đến nay, trên 0,7 triệu tấn sản phẩm thạch cao PG sau chế biến của nhà máy đã được 27 nhà máy xi măng tại khu vực phía Bắc đưa vào sử dụng, từng bước thay thế dần thạch cao tự nhiên nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ còn chưa được như kỳ vọng, từ năm 2017 đến nay mới tiêu thụ được xấp xỉ 0,7 triệu tấn đáp ứng được khoảng 40% lượng phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động của nhà máy. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, sản lượng thạch cao tiêu thụ ước thực hiện 10 tháng đầu năm được xấp xỉ 100.000 tấn.
Để tăng cường thêm các giải pháp tiêu thụ thạch cao, công ty đã hợp tác với Viện Vật liệu xây dựng và Công ty Hoàng Lê, triển khai thử nghiệm ứng dụng Đề tài nghiên cứu sử dụng thạch cao PG làm vật liệu cốt nền đường giao thông, vật liệu san nền. Hội đồng Khoa học công nghệ Viện Vật liệu đã họp thông qua báo cáo tổng kết đề tài. Sau đó là triển khai thực hiện thí điểm tại hiện trường, để đánh giá làm cơ sở cho Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn kỹ thuật, giai đoạn 1 nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã hoàn thành và đã được nghiệm thu. Đến nay, Công ty DAP đã cung cấp bã thạch cao PG cho Công ty Hoàng Lê để thử nghiệm làm cốt móng đường giao thông nông thôn tại xã Tam Kỳ, huyện Kim Thành, Hải Dương và xã Đại Bản, huyện An Dương, Hải Phòng. Công ty Cổ phần Xây dựng và Tư vấn đầu tư Hoàng Lê đang triển khai sử dụng thạch cao PG chế biến làm cốt nền đường giao thông, bãi chứa hàng và gạch tự xếp ICP.
Tiếp tục đẩy mạnh xử lý bã thạch cao
Cùng với việc xử lý bã thạch cao, hiện tổng diện tích công ty được cấp để chứa bã thạch cao PG là 38,39 ha bao gồm bãi chứa thạch cao tạm thời và bãi chứa lâu dài. Theo báo cáo nghiên cứu tác động môi trường (ĐTM) và thiết kế thì chiều cao chất đống là 45 m. Tuy nhiên, theo yêu cầu của TP. Hải Phòng không nên chất đống quá cao, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Do đó, công ty đã điều chuyển và khống chế chiều cao khoảng 30m.
Hiện nay, công ty vẫn tích cực tìm các đối tác để phối hợp, hợp tác tìm các phương án chế biến, tiêu thụ thạch cao PG, tuy nhiên, việc này vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân.
Song song với việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phương án chế biến, tiêu thụ thạch cao PG, Công ty DAP luôn chú trọng đầu tư nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn môi trường đối với khu vực lưu chứa chất thải. Để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ phát sinh sự cố môi trường với bãi chứa thạch cao, công ty đã thường xuyên gia cố, mở rộng hệ thống đê bao quanh khu vực chứa thạch cao. Với hệ thống bờ bao hiện có, hoàn toàn đáp ứng được yêu đảm bảo an toàn, không có phát sinh khi có mưa lớn. Trong quá trình sản xuất, công ty đã thực hiện đúng theo quy trình thiết kế, bơm thu gom toàn bộ nước mưa róc từ bãi chứa đưa về nhà máy để sử dụng lại. Công ty đã tính toán diện tích hồ chứa, đảm bảo đáp ứng được lưu lượng mưa tối đa tại khu vực Hải Phòng, đảm bảo điều tiết đủ sức chứa an toàn trong mùa mưa hàng năm.
Trong năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, để giảm lượng nước mưa róc qua đống thạch cao chảy về hồ chứa làm tăng áp lực phải chứa nước, công ty đã đầu tư màng phủ HDPE để tách nước mưa trên toàn bộ bề mặt 02 phân khu bãi chứa thạch cao lâu dài (tổng diện tích đã phủ màng tách nước mưa là trên 11ha). Ngoài ra, để cải tạo cảnh quan môi trường khu vực, công ty còn tiếp tục triển khai việc trồng cây xanh và tạo thảm cỏ lên các bậc thang của khu vực bãi chứa thạch cao, vừa góp phần tạo cảnh quan môi trường và tăng độ ổn định của phần mái taluy của bãi chứa.
Do việc xử lý tiêu thụ thạch cao chế biến từ chất thải còn nhiều khó khăn nên công ty cũng kiến nghị cần có một số cơ chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ban ngành. Cụ thể, kiến nghị xem xét kéo dài thời gian tồn trữ thạch cao PG lên 5 năm, thay vì 2 năm vì lý do kỹ thuật. Nạp Tiền 188bet cũng cần có ý kiến với Bộ Xây dựng về việc sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc văn bản hướng dẫn sử dụng thạch cao PG làm vật liệu san nền, để có căn cứ pháp lý cho các đơn vị sử dụng.
Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành cũng cần có hỗ trợ về cơ chế, chính sách, chỉ đạo các nhà máy xi măng tích cực sử dụng thạch cao nhân tạo sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu thạch cao tự nhiên từ nước ngoài. Đồng thời, xem xét giảm thuế VAT đối với thạch cao nhân tạo sản xuất từ bã thải góp phần bảo vệ môi trường về 0% và tăng thuế nhập khẩu thạch cao tự nhiên lên 10%. Từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xử lý tốt hơn nguồn tro xỉ này.