Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy: Ứng dụng KHCN trong sản xuất giống cây nguyên liệu giấy cho năng suất, chất lượng cao
Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam. Xác định mục tiêu cung ứng nguồn giống cây nguyên liệu giấy chất lượng, năng suất cao, Viện đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và từng bước ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn sản xuất
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy tổ chức thực hiện 21 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, trong đó có 01 đề tài cấp Nhà nước, 16 đề tài và 02 dự án cấp Nạp Tiền 188bet
, 01 dự án cấp tỉnh Phú Thọ, 01 đề tài cấp Tổng công ty. Các nhiệm vụ khoa học công nghệ chủ yếu đầu tư tập trung cho lĩnh vực như: Chọn tạo giống mới bạch đàn và keo; nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô các giống mới để đáp ứng kịp thời nhu cầu cây giống cho sản xuất; các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, phòng trừ sâu bệnh hại nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng cung cấp gỗ và nguyên liệu giấy.
Viện tập trung ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ nhằm tạo ra các giống cây trồng lâm nghiệp mới đáp ứng mục đích kinh doanh của ngành như: Bạch đàn (PN2, PN14, PN3d, PN10, PN14, PN21, PN24, PN46, PN47, PN54, PN108, PN116, PNCT3, PNCTIV, PNCT4), Keo lai (KL2, KL20, KLTA3), Keo hạt (xuất xứ SW.Cains và Bloomfield). Công nghệ nhân giống hiện đại (nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống) đã đáp ứng kịp thời nhu cầu cây giống trồng rừng của Vinapaco, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
Công nghệ nhân giống hiện đại (nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây giống)
Viện tiếp tục triển khai chọn và dẫn giống, lai giống để tìm ra những giống mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt nhằm bổ sung nguồn giống cho quốc gia. Nghiên cứu thành công kỹ thuật lâm sinh thâm canh cao trong trồng rừng công nghiệp có năng suất cao, với năng suất bình quân của một số dòng bạch đàn mô, hom đạt từ 20 – 25 m3/ha/năm. Đồng thời, Viện triển khai các nghiên cứu về: mật độ trồng rừng, làm đất, phân bón, trồng rừng hỗn giao… Từ đó xây dựng được các quy trình trồng rừng thâm canh áp dụng cho các vùng trồng rừng nguyên liệu giấy.
Cây nguyên liệu giấy giống mới đáp ứng kịp thời nhu cầu cây giống trồng rừng của Vinapaco
Bên cạnh các nội dung thuộc thế mạnh đang triển khai, Viện còn đẩy mạnh tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong, ngoài nước nhằm tận dụng tối đa sự hỗ trợ, phối hợp trong xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đối với hoạt động SXKD cây giống, Viện xây dựng chiến lược theo hướng nâng cao sức cạnh tranh về chủng loại, chất lượng sản phẩm, không ngừng hoàn thiện và đổi mới công nghệ, tạo sự chuyển biến về năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất.
Ứng dụng các đề tài nghiên cứu trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
Viện đã từng bước đưa vào thực hiện các nhiệm vụ có tính ứng dụng cao đối với hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Với những thành công trong công tác chọn, tạo, nhân giống và áp dụng những thành quả vào sản xuất, hàng năm Viện sản xuất từ 3 – 5 triệu cây mầm mô bạch đàn phục vụ nhu cầu trồng rừng trong Tổng công ty và đông đảo nhân dân trong vùng. Tổ chức sản xuất tại chỗ 4 – 5 triệu cây con bằng mô, hom (bạch đàn, keo lai, keo hạt) đủ tiêu chuẩn xuất vườn cho các tổ chức, cá nhân SXKD trồng rừng nguyên liệu giấy.
Bên cạnh đó, Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy còn thúc đẩy phát triển hợp tác tư vấn cho các cá nhân, tổ chức sản xuất cây giống trong vùng và cả nước về sản xuất cây con chất lượng cao từ 1 – 1,5 triệu cây.
Hàng năm trồng từ 40 – 50 ha rừng trồng sản xuất theo hình thức thâm canh cao với năng suất sản lượng đạt 15 – 20 m3/ha/năm.
Cây con sản xuất tại chỗ bằng mô, hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn cho các tổ chức, cá nhân SXKD trồng rừng nguyên liệu giấy.
Mỗi năm, khai thác gỗ nguyên liệu giấy từ 4.000 – 5.000 m3 phục vụ cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy. Thông qua hoạt động nghiên cứu, năm 2016 Viện đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận thêm 03 giống mới bạch đàn là giống quốc gia để đưa vào trồng rừng sản xuất đại trà ở khu vực phía Bắc. Từ năm 2016 đến nay, quy trình nuôi cấy mô các giống Bạch đàn PNCT3 và PNCTIV được Viện nghiên cứu và từng bước hoàn thiện, ứng dụng vào thực tiễn sản xuất ngay tại đơn vị đã góp phần thúc đẩy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Viện.
Dưới sự chỉ đạo đúng đắn cùng sự cố gắng của các bộ phận sản xuất, cơ cấu sản phẩm cây giống của Viện đã có những bước dịch chuyển tích cực. Các giống mới có năng suất, chất lượng cao (Bạch đàn PNCT3, PNCTIV, PN108, Cự vĩ DH32-29…) đã được đưa vào sản xuất để thay thế các giống đã sử dụng nhiều năm nay (Bạch đàn PN2, PN14, U6) góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thường xuyên bám sát nhu cầu thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ cây giống (đặc biệt là cây con trồng rừng trong thời điểm chính vụ).
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, trung bình mỗi năm đơn vị sản xuất và tiêu thụ gần 5 triệu cây giống các loại. Cây giống do Viện cung ứng ra thị trường đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng giống mới trong trồng rừng sản xuất ở vùng Trung tâm Bắc Bộ. Đặc biệt, hoạt động nghiên cứu nói chung luôn đi đôi với khả năng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng rừng nguyên liệu, thân thiện với môi trường
Để khẳng định uy tín và vị thế của đơn vị trong cung ứng giống cây trồng lâm nghiệp năng suất, chất lượng, Viện nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ cao, các tiến bộ kỹ thuật về sử dụng vật liệu mới, cơ giới hóa vào sản xuất. Bên cạnh đó, Viện chú trọng tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, củng cố công tác tiêu thụ sản phẩm, phối hợp nhịp nhàng giữa lĩnh vực sản xuất với lĩnh vực tiêu thụ từ đó tăng tính hiệu quả nâng cao năng suất, góp phần phát triển bền vững Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Copy link