Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

VEAM – Tự hào thương hiệu Việt Nam

Là một trong những thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực cơ khí nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô của Việt Nam, sau 30 năm xây dựng và trưởng thành (1990-2020), Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- CTCP (VEAM) đã từng bước góp phần hình thành nền công nghiệp hỗ trợ, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam.

 

Sản phẩm động cơ, máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt
 
Ra đời trong những năm đầu đất nước đổi mới, nền kinh tế vừa thoát khỏi bao cấp, ngành cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong nước rơi vào tình trạng suy thoái. Để thoát ra khỏi tình trạng khó khăn đó những giải pháp về đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đã được thực hiện.
 
Theo đó, nhiều sản phẩm máy móc nông nghiệp đã được cải tiến sản xuất và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường như: động cơ diesel 6-15HP, máy kéo, máy nông nghiệp (máy xay xát, hộp số, phụ tùng động cơ, phụ tùng máy kéo máy nông nghiệp)… Các sản phẩm động cơ diesel 6HP,12 HP, máy kéo, xe vận chuyển gắn động cơ diesel 12 HP được sản xuất trong giai đoạn 1990-2010 tuy chỉ chiếm 25% thị phần nội địa nhưng đã góp phần kìm giữ hàng Trung Quốc nâng giá bán. Trong khi đó các sản phẩm như động cơ Diesel 6HP,8HP,12HP,15 HP được sản xuất theo bản quyền thiết kế hiện đại của các hãng Yanmar và Kubota (Nhật Bản) đã có tỷ lệ nội địa hóa lên đến 90%, và bắt đầu xuất khẩu sang các nước ASEAN, Trung Cận Đông và châu Phi.
 

Sản phẩm máy nông nghiệp (SVEAM)
 
Xác định chiến lược duy trì và phát triển sản xuất động cơ chất lượng cao tại các nhà máy miền Nam, tiêu thụ tại thị trường nội địa và xuất khẩu đồng thời quyết tâm giành lại thị trường trong nước mà đối thủ là hàng Trung Quốc giá rẻ, các đơn vị của VEAM đã thực hiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch và đa dạng hóa sản phẩm. Mỗi dòng sản phẩm các doanh nghiệp chỉ chọn sản xuất những chi tiết chủ lực để kiểm soát chất lượng, còn lại liên kết với doanh nghiệp ngoài VEAM. Để hiện thực mục tiêu này từ giữa năm 1999 VEAM đã thành lập Phòng thị trường và ngay sau đó 7.000 động cơ diesel 6-12 mã lực trong số 12.000 động cơ được sản xuất the tiêu chuẩn Yanmar, Kubota được xuất khẩu sang các nước ASEAN và 5.000 động cơ được tiêu thụ tại thị trường trong nước.Đặc biệt, máy xay xát gạo chỉ riêng trong năm 1999 các nhà máy của VEAM đã sản xuất và tiêu thụ 20.000 máy chiếm 80% thị trường nội địa, xuất khẩu sang các nước ASEAN 2.400 máy. Còn hộp số cơ khí nhỏ theo thiết kế của VEAM sản xuất và tiêu thụ 17.999 hộp và chiếm đến 70% thị phần nội địa.
 
Nhờ đó, từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX hàng cơ khí nông nghiệp Việt Nam do VEAM sản xuất không chỉ cạnh tranh được với hàng Trung Quốc, hàng đã qua sử dụng của Nhật Bản trên thị trường nội địa mà còn xuất khẩu, doanh số bán hàng các năm này không ngừng tăng lên. Đến năm 2000, doanh số xuất khẩu mỗi năm của VEAM đạt hàng chục triệu USD.

Dây chuyền lắp ráp động cơ (SVEAM)
 
Nhằm giải phóng sức lao động cho người nông dân và góp phần vào hiện đại hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, cùng với chính sách của nhà nước, VEAM đã hỗ trợ trực tiếp cho nông dân thông qua chính sách cho nông dân vay tiền để mua máy móc với số tiền vay lên đến 70-80% giá máy, trả dần vốn vay trong thời gian 3-5 năm, lãi suất ngân hàng được địa phương hỗ trợ 100%. Nhờ bám sát với chính sách của nhà nước mà giai đoạn 2000-2010 sản phẩm máy nông nghiệp của VEAM đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước: Nghệ An, Kiên Giang, Cần Thơ, Lâm Đồng, Thái Bình, Vĩnh Long, Hòa Bình….
 
Đối với thị trường xuất khẩu, công tác đẩy mạnh xúc tiến thương mai, tìm kiếm thị trường cũng được VEAM triển khai, nhờ đó sản phẩm động cơ và máy nông nghiệp đã có mặt ở các thị trường Sri Lanka, Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar... Các hoạt động này đã giúp VEAM đứng vững ở thị trường trong nước và xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu lên đến 20 triệu USD mỗi năm và doanh thu thị trường nội địa đạt 1.246 tỷ đồng.
 
Song song với công tác phát triển thị trường, VEAM chú trọng vào phát triển thương hiệu doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Từ năm 2000, sản phẩm của VEAM nhiều năm liên được công nhận là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
 
Giữ vững mục tiêu cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và giá cả, VEAM xác định các sản phẩm cơ khí phục vụ nông nghiệp là thế mạnh trong chiến lược, phát triển, mở rộng thị trường. Các dòng sản phẩm phục vụ nông nghiệp truyền thống như máy kéo 2 bánh đã tạo dựng được uy tín bằng các thương hiệu Bông Sen của TAMAC, các sản phẩm động cơ của SVEAM, DISOCO, Cơ khí Trần Hưng Đạo.
 
 
Với những nỗ lực trong công tác thị trường, hiện các sản phẩm động cơ, máy nông nghiệp của VEAM chiếm 20-30 % thị phần trong nước, xuất khẩu trên 25 quốc gia với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 30 triệu USD.
VEAM đã bứt phá trở thành tổng công ty hàng đầu của ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp Việt Nam.
 
Góp phần hình thành nền công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô tại Việt Nam
 
Được đánh giá là doanh nghiệp “dẫn dắt” nền công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô, xe máy hình thành và phát triển ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ 21 cùng với các đối tác liên doanh (Toyota, Honda, Ford…), VEAM đã chú trọng đầu tư nâng cao năng lực và tiếp tục giành được chỗ đứng trong nhiều ngành công nghiệp như: xe máy, ô tô, động cơ, máy nông nghiệp, khai thác mỏ. Nhờ đó năm 2009, nhiều công ty sản xuất công nghiệp của VEAM đã có qui mô doanh thu hơn 100 tỷ đồng như DISOCO 345 tỷ đồng, SVEAM 489 tỷ đồng, FUTU1 392 tỷ đồng, FOMECO 176 tỷ đồng… Đến năm 2019, con số đã là DISOCO 752 tỷ đồng, SVEAM 498 tỷ đồng, FUTU1 905tỷ đồng, FOMECO 956 tỷ đồng…
 
VEAM tham gia Triển lãm Vietnam Expo 2019
 
Sản xuất của khu vực công nghiệp hỗ trợ đã được đầu tư và đáp ứng tối đa sản lượng xe máy của riêng khu vực FDI đạt khoảng 3 triệu xe/năm. Đặc biệt sản xuất các sản phẩm tham gia vào chuỗi cung ứng hỗ trợ và cung cấp hàng chục loại chi tiết với sản lượng hàng chục triệu linh kiện/năm cho Honda Việt Nam, Yamaha, Suzuki, Piagio.
 
Cùng với đó hoạt động liên doanh ô tô, xe máy cũng đã được VEAM tận dụng tối đa nguồn lực để tích lũy và xây dựng nhà máy sản xuất ô tô vào năm 2009 với công suất thiết kế 33.000 xe/năm, tháng 4/2010 đã ghi dấu ấn với thương hiệu xe “VEAM MOTOR” có mặt trên thị trường Việt Nam.
 
Đến nay, VEAM tự hào đã có thể sản xuất được các chi tiết phần khung và chi tiết phần động cơ, đặc biệt có những chi tiết động cơ dạng phức tạo như: Trục khuỷu, tay biên, vòng bi… các đơn vị thuộc VEAM đã cung ứng phụ tùng cho sản xuất xe máy, nâng cao giá trị thặng dư sản phẩm tổng thành trong chuỗi gia trị. Bên cạnh là nhà cung cấp phụ tùng chính cho các công ty đa quốc gia đến từ Nhật Bản tại thị trường trong nước, thì từ năm 2014 VEAM đã bắt đầu xuất khẩu thông qua các đơn hàng đến từ các nước như: Italia, Nhật Bản… góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp thuộc VEAM đã từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Sản lượng xuất khẩu hàng năm đều duy trì ở mức cao, năm 2019 đạt con số 30,5 triệu USD.
 
Trong hành trình viết tiếp trang sử vàng của mình, VEAM xác định mục tiêu phát triển tập trung vào 3 trụ cột: Kiên trì sứ mệnh động cơ và máy nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô, xe máy.
 
Theo đó, động cơ và máy nông nghiệp thì tổng công ty xác định phải bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm phải được cải tiến liên tục, đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường với chất lượng cao, giá thành cạnh tranh. Đối với công nghiệp hỗ trợ sẽ tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Sản xuất ô tô độc lập của VEAM sẽ lựa chọn mô hình có tính cạnh tranh và hiệu quả.
 
Tự hào với những đóng góp trong thời gian qua, VEAM tiếp tục tìm kiếm những hướng đi mới và chắc chắn sẽ gặt hái được những thành công mới trên hành trình phát triển thương hiệu Việt của mình.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website