Sản xuất thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tôm lớn trên thị trường thế giới nhờ sự gia tăng nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây. Tôm thường được chế biến để lấy thịt tôm xuất khẩu, có các dạng chính như tôm tươi còn nguyên vỏ, đầu; tôm bóc vỏ, bỏ đầu cấp đông; tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng cấp đông; tôm dạng sản phẩm định hình, làm chín; tôm bóc vỏ, đóng hộp. Sự phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng và chế biến tôm đã đem lại giá trị xuất khẩu cao chiếm tỷ trọng lớn trong ngành thủy sản Việt Nam với sản lượng tôm ngày càng tăng.
Phần lớn tôm xuất khẩu được đưa vào chế biến dưới dạng bóc vỏ bỏ đầu, hoặc tôm lột, nên phụ phẩm từ ngành công nghiệp chế biến tôm chủ yếu là đầu và các mảnh vỏ, mảnh thịt vụn và tôm hỏng (chiếm tới 50-60% đầu vào). Lượng phụ phẩm rất lớn đó nếu thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phụ phẩm tôm là một nguồn giàu chất đạm, chitin, carotenoid và enzym, nên nếu biết tận dụng triệt để, kết hợp đầu tư nghiên cứu tái sử dụng cho ngành thức ăn chăn nuôi và dược phẩm… sẽ đem lại một nguồn lợi khổng lồ, không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
Phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm
Từ thực tế đó, sau hai năm triển khai, dự án: “Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm” thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường ĐH Bách Khoa Hà nội là đơn vị thực hiện đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận.
Các phụ phẩm từ quy trình chế biến tôm đã được các nhà nghiên cứu xác định là nguồn protein lớn và quan trọng để sản xuất chitin và astaxanthin. Sau quá trình nghiên cứu và sản xuất, dự án đã sản xuất thành công các sản phẩm: Chitin bằng phương pháp sinh học, nước mắm từ protein phụ phẩm tôm, bột tôm, gia vị bổ sung bột tôm, chất dẫn dụ cho thức ăn thủy sản.
TS. Đỗ Thị Yến - Chủ nhiệm Dự án cho biết, dự án đã hoàn thiện được công nghệ sản xuất chitin bằng phương pháp sinh học, từ đó xây dựng được quy trình sản xuất chitin với quy mô 10 tấn nguyên liệu/mẻ; hoàn thiện công nghệ và xây dựng được quy trình sản xuất nước chấm từ dịch tôm quy mô 1 tấn nguyên liệu/mẻ, sản phẩm này đã đạt chứng nhận phù hợp quy định số 27/2016/YTCM-XNCB. Không chỉ vậy, qua nghiên cứu dự án cũng đã hoàn thiện công nghệ và xây dựng được quy trình sản xuất bột đạm tôm với quy mô 500kg/ngày. Và xây dựng công thức phối trộn bột canh tôm nấm, hoàn thiện công nghệ sản xuất gia vị bổ sung bột đạm tôm; Hoàn thiện công nghệ và xây dựng quy trình sản xuất chất dẫn dụ làm thức ăn chăn nuôi với quy mô 10 tấn nguyên liệu/ngày.
Có thể nói, những kết quả đạt được từ nghiên cứu có thể ngay lập tức triển khai ngoài thực tiễn, không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tận dụng tối ưu lượng phụ phẩm tôm, mà còn góp phần xử lý vấn đề môi trường vô cùng nổi cộm trong ngành công nghiệp chế biến tôm. Đây là một trong những dự án thành công của Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 của Nạp Tiền 188bet
khi đã tìm ra các hướng đi thiết thực và khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư kinh phí và ứng dụng công nghệ nhằm đưa được ra thị trường sản phẩm chất lượng cao.
Copy link