Loại bỏ các rào cản về pháp lý để thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu trong phát triển công nghiệp sinh học
Là một nước nhiệt đới đi lên từ sản xuất nông nghiệp, công nghệ sinh học ở Việt Nam được xác định sẽ đóng vai trò thiết yếu, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường.
Lộ trình phát triển công nghệ sinh học được xây dựng từ năm 2005 bằng việc ban hành Chỉ thị số 50 CT/TW của Ban bí thư, sau đó được cụ thể hóa bằng quyết định 188/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng và việc phê duyệt các đề án phát triển ứng dụng công nghệ sinh học trong những lĩnh vực liên quan. Hướng tới phát triển của công nghiệp sinh học, Nạp Tiền 188bet
được giao chủ trì Đề án phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.
Trong hơn một thập kỷ qua, công nghệ sinh học của Việt Nam đã có những chuyển biến lớn về lượng và chất, góp phần đáng kể cho sự phát triển của kinh tế và an sinh xã hội. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật được quan tâm đầu tư. Việt Nam hiện có 23 trường đại học lớn, 20 viện và cụm các cơ sở nghiên cứu, 13 phòng thí nghiệm trọng điểm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh hoc. Năng lực nghiên cứu trong nước được cải thiện rõ rệt. Trong giai đoạn 2006-2018, số lượng công bố hàng năm trong lĩnh vực sinh học – nông nghiệp tăng 6.3 lần, thứ hạng trên thế giới được cải thiện 19 bậc và đứng thứ 4 trong khối ASEAN (sau Malaysia, Thailand và Indonesia) (Hình 1, 2). Việt Nam đã chọn tạo được nhiều giống cây năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh, chống chịu với các điều kiện sinh thái bất lợi và do vậy chủ động trong việc đảm bảo cung cấp giống cây trồng cho nông nghiệp.
Việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh không truyền nhiễm bằng công nghệ gen đã có những bước tiến nhảy vọt. Bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất đã được WHO công nhận chất lượng và có thể được sử dụng trên phạm vi toàn cầu. Cũng liên quan tới SARS-CoV-2, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với đối tác Nhật Bản đã phát triển thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể với độ đặc hiệu 95%, cao hơn nhiều so với sản phẩm nhập khẩu đang sử dụng (độ đặc hiệu 70-75%). Với thành tựu này, Việt Nam trở thành nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể cho SARS-CoV-2. Trong y tế cộng đồng, Việt Nam hiện là 1 trong 42 quốc gia sản xuất được vaccine phòng bệnh cho người và có thể tự túc được hầu hết (11/12) vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng. Trong lĩnh vực công nghiệp sinh học công nghệ cao, BIMEDTECH trở thành công ty 100% vốn trong nước đầu tiên tham gia vào lĩnh vực sản xuất biochip theo công nghệ microarray để chẩn đoán một số bệnh lý ở người phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
Trong công nghiệp chế biến, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc ứng dụng vi sinh vật, enzyme, protein để sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất probiotic cho người và vật nuôi, cung cấp nguyên liệu cho ngành hoá dược. Nhiều ứng dụng của công nghệ sinh học đã được thương mại hóa và nhận được phản hồi tích cực từ thị trường. Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến giúp tăng trung bình trên 20% tổng số giá trị gia tăng của doanh nghiệp sử dụng công nghệ.
Hình 1. Số lượng công bố khoa học của các nước ASEAN trong lĩnh vực Sinh học – Nông nghiệp giai đoạn 2006-2018 (nguồn số liệu: //www.scimagojr.com)
Hình 2. Thứ hạng của các nước ASEAN trên thế giới về công bố khoa học trong lĩnh vực Sinh học – Nông nghiệp giai đoạn 2006-2018 (nguồn số liệu: //www.scimagojr.com).
Ngày 21/04/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định số 553/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030. Trong số các chỉ tiêu cần đạt, năm 2025, số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 20%, đóng góp tối thiểu 5% GDP quốc gia, tới năm 2030, số lượng doanh nghiệp tăng 50%, đóng góp 7% GDP. Đây là những chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật rất cao, đòi hỏi nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc tạo cơ chế phù hợp, sức sáng tạo của các cơ sở nghiên cứu trong giải quyết các vấn đề về công nghệ, sự năng động của doanh nghiệp với vai trò trung tâm trong hiện thực hóa các thành quả khoa học công nghệ.
Hình 3. Sản xuất vaccince tại VABIOTECH (nguồn: www.truyenthongkhoahoc.vn)
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận, mặt bằng chung của các cơ sở nghiên cứu trong nước còn ở mức thấp. Ở nhiều lĩnh vực, tốc độ phát triển và năng lực của Việt Nam thua kém và có nguy cơ tụt hậu so với một số nước trong khối ASEAN và trên thế giới. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, công nghệ phát triển trong nước kém sức cạnh tranh khi so sánh trực diện với công nghệ nhập ngoại. Sức cạnh tranh yếu về năng lực công nghệ là bất lợi lớn trong bối cảnh mở cửa và hội nhập nền kinh tế. Ngoài ra, chủ trương giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng tạo sức ép lớn đối với các cơ sở nghiên cứu công lập. Với xuất phát điểm như vậy, các thứ tự ưu tiên trong hoạt động khoa học công nghệ cần có sự thích ứng và có thể khác biệt so với với mô hình của các nước tiên tiến. Để góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học, tùy thuộc vào năng lực nội tại của cơ sở, hoạt động khoa học công nghệ có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau:
- Hỗ trợ giải quyết các vấn đề ngắn hạn, khó khăn trước mắt của doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề đặc thù và cấp bách của xã hội. Ở khía cạnh này, yếu tố thời gian, khoảng cách địa lý, tính cấp bách, đặc thù sẽ đem lại thế mạnh, giúp khẳng định vai trò của các cơ sở nghiên cứu trong nước đối với hoạt động của doanh nghiệp.
- Tiếp thu công nghệ, thích ứng công nghệ, phát triển sản phẩm phục vụ nhu cầu của thị trường. Việc tiếp thu, thích ứng công nghệ sẽ không giúp tạo ra công nghệ đột phá hay công nghệ có tính cạnh tranh cao, tuy nhiên có thể giúp giảm giá thành sản xuất trong nước và xác định giá trần của hàng hóa, dịch vụ nhập ngoại.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ, đào tạo nhân lực, đảm bảo khả năng hỗ trợ sản xuất và phát triển công nghệ mới.
- Phát triển công nghệ, sản phẩm mới có tính đột phá. Đây là mục tiêu tối thượng của các cơ sở nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt ở các nước có nền khoa học phát triển. Chỉ có những công nghệ mang tính đột phá mới có thể đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển công nghệ mới cần là mục tiêu dài hạn của các cơ sở nghiên cứu trong nước.
- Tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản lý trong xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp sinh học, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội.
Hình 4. Dự án sản xuất biochip tại BIMEDTECH (nguồn: congnghiepcongnghecao.com.vn)
Để tháo gỡ khó khăn cho nghiên cứu khoa học trong nước và thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học, một số kiến nghị, đề xuất sau có thể cần được xem xét:
- Mô hình quản lý đầu tư công trong xây dựng cơ bản hiện đang được áp dụng trong quản lý tài chính cho hoạt động khoa học, công nghệ. Phương thức quản lý này đang cản trở hoạt động nghiên cứu và cần được điều chỉnh phù hợp.
- Để thực sự thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở nghiên cứu, các rào cản về pháp lý cần được loại bỏ.
- Cần xây dựng trung tâm kết nối doanh nghiệp và hỗ trợ truyển giao công nghệ nhằm tạo cầu nối giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước, giữa các nhà cung cấp công nghệ với doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Định hướng phát triển công nghiệp sinh học cần dựa trên những nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp chủ đạo của Việt Nam để có thể triển khai ở quy mô lớn, tạo chuyển biến cho nền kinh tế.
- Do nguồn tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt và ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng, các công nghệ sạch, công nghệ tái tạo cần được ưu tiên phát triển.
- So với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn gen thiên nhiên vô cùng phong phú và có văn hóa, công nghệ lên men truyền thống lâu đời. Đây cần được xem là những tài sản quý giá, giúp tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong phát triển công nghiệp sinh học.
- Để có được những công nghệ mới, mang tính đột phá cần tạo điều kiện cho các nghiên cứu phát triển công nghệ nền định hướng ứng dụng.
Nạp Tiền 188bet
hiện đang trong quá trình xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030. Với sự tham gia, góp ý của các nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp, rất hy vọng Đề án sẽ tạo được động lực mới cho hoạt động khoa học trong nước, tạo cơ sở cho sự phát triển của công nghiệp sinh học, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong Quyết định số 553/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
PGS.TS. Vũ Nguyên Thành
Viện Công nghiệp Thực phẩm
Nguồn: Copy link