Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công nghệ nhiệt điện than: Giải bài toán môi trường

Tại Hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” vừa diễn ra tại TP HCM, nhiều chuyên gia cho rằng, nhiệt điện than vẫn phải coi là phương hướng phát triển chủ đạo, tuy nhiên, nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường lại là mối quan tâm.
 
 
Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện là nước có mức tăng trưởng về điện đứng hàng đầu thế giới với 13,7%/năm (Thái Lan 8,1%/năm, Ấn Độ 6,57%/năm, Trung Quốc 10,25%/năm)… Tuy nhiên, trong bối cảnh năng lượng tái tạo có mức chi phí, giá thành cao, tiềm năng thủy điện đã được khai thác đáng kể, nguồn khí đang cạn kiệt…, thì việc tiếp tục phát triển công nghệ nhiệt điện than là một giải giáp bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước trong giai đoạn tới.
 
 
Sau thủy điện, nhiệt điện than cho giá thành điện thấp nhất (7 cent/kWh), vốn đầu tư không quá cao (thấp hơn thủy điện, điện mặt trời...), khả năng huy động công suất lớn (6.500- 7.500 giờ/năm) nên sản lượng điện phát ra lớn, không lệ thuộc vào địa điểm đặt nhà máy, thời gian xây dựng không quá lâu (3 năm).
 
 
Giáo sư - tiến sĩ Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật nhiệt Việt Nam - đánh giá, nhà máy nhiệt điện đốt than trong sản xuất điện năng đã có một bề dày lịch sử nhất định, không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Nếu điện hạt nhân lùi kế hoạch thì nhiệt điện than vẫn phải coi là phương hướng phát triển chủ đạo.
 
 
Bên cạnh ủng hộ việc phát triển nhiệt điện than trong thời gian tới, giáo sư - tiến sĩ Nghĩa cũng cảnh báo, nhiệt điện than có nhược điểm là chi dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện), là nguồn phát thải lớn các chất thải ra môi trường (đặc biệt là các chất thải rắn và không khí, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém), nhà máy chiếm nhiều diện tích, làm bãi chứa tro xỉ, nhu cầu nước làm mát rất lớn…
 
 
 
 
Qua kinh nghiệm vận hành và quản lý nhà máy nhiệt điện than, thạc sĩ Lê Thị Ngọc Quỳnh - Phó Trưởng ban Khoa học và công nghệ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, đơn vị này hiện đang quản lý 19 nhà máy nhiệt điện, trong đó có 11 nhà máy nhiệt điện đốt than. Bà Quỳnh khẳng định, hệ thống xử lý khí thải, chất thải nguy hại, tro xỉ, nước thải, nước làm mát đã và được nâng cấp, đầu tư mới bằng công nghệ hiện đại và quản lý chặt chẽ.
 
 
Bổ sung thông tin kinh nghiệm của EVN, đại diện Công ty Mitsubishi Hitachi Power Systems (MHPS) thuộc Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries (MHI) Nhật Bản cho biết, về công nghệ hoàn toàn có thể giám sát chất lượng không khí (AQCS) và xử lý khí thải toàn diện cho các nhà máy nhiệt điện. Hiện nay, MHPS đã lắp đặt trên 1.700 hệ thống giúp giảm khí thải NOx và 300 hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) trên toàn thế giới.
 
 
Theo ông Phương Hoàng Kim - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng (Nạp Tiền 188bet ), công nghệ của các nhà máy nhiệt điện than ở nước ta hiện nay đều sử dụng công nghệ hiện đại ngang tầm thế giới và đang được nhiều tập đoàn lớn quốc tế hợp tác đầu tư. Thời gian tới, Tổng cục Năng lượng tiếp tục thu thập thông tin, lắng nghe ý kiến và sẽ nghiên cứu đề xuất ứng dụng các công nghệ nhiệt điện than tiên tiến, giảm thiểu tối đa các phát thải nguy hại đến môi trường, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước.
 
 
Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, Quy hoạch điện VII đặt ra các mục tiêu cụ thể phát triển hệ thống điện Việt Nam đến năm 2020 đạt trên 63.000MW; năm 2025 đạt trên 87.000MW; năm 2030 đạt 120.000MW. Trong đó công suất nhiệt điện than đến năm 2020 đạt 26.000MW, năm 2025 đạt 47.600MW và năm 2030 đạt 55.300MW; tương ứng 29,3%; 55%; 53,2%.
 
 
 

Tin nổi bật

Liên kết website